Đào tạo chính quy

GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ - KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

18/05/2020
Tại sao ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đang trở thành lựa chọn “siêu hot” ?Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, quan hệ hợp tác kinh tế phát triển khiến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội đưa các bạn tới những doanh nghiệp lớn hay ra nước ngoài để làm việc. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trang bị những kiến thức cơ bản cho mình về ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế nhé!Cách phân biệt 2 ngành: Kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế:
1
 
Điểm xét tuyển/thi vào khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế hang năm đều thuộc top cao nhất trong số các khoa thuộc trường Đại học Thương mại.
Năm 2010: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 19.5
Năm 2011: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 17.50
Năm 2012: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 19.50
Năm 2013: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 20.50
Năm 2014: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 19.00
Năm 2015: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 21.75
Năm 2016: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 21.25
Năm 2017: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 23.75; Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: 23.50
Năm 2018: Chuyên ngành Thương mại quốc tế: 21.20; Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: 21.25
NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
Nội dung đào tạo:
✔ Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống kinh tế quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính quốc tế).
✔Cử nhân Kinh tế quốc tế được trang bị kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
✔SV còn được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại, logistic và đầu tư, tài chính.
 
2
 
 
Cơ hội nghề nghiệp :
✔Sinh viên tốt nghiệp ngành này có cơ hội làm việc trong các ngành: Ngoại giao, Vận tải quốc tế, hàng không; Xuất nhập khẩu; Tư vấn đầu tư quốc tế/xúc tiến thương mại. ✔SV cũng có cơ hội thăng tiến trở thành nhà quản trị cấp cao, các nhà hoạch định chiến lược, chính sách tại các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia. ✔Ngoài ra SV có thể công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận; Các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế.
 
3
 
 
Chỉ tiêu tuyển sinh 2019: 100
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Nội dung đào tạo:
✔Cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế.
 
4
 
Cơ hội nghề nghiệp:
✔Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu các đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán quốc tế, công ty phân phối, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, trường ĐH trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
 
5
 
Chỉ tiêu tuyển sinh 2019: 200
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
Khoa sẽ luôn duy trì tư vấn và lắng nghe thắc mắc của các bạn tại Fanpage: https://www.facebook.com/KinhtevakinhdoanhquocteTMU