Chuẩn đầu ra

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH THUỘC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

14/11/2015
 

          BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI                              Độc lập -  Tự do -  hạnh phúc

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Tên ngành đào tạo

Tiếng Việt:    Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh:    Business Administration

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức sau:

-  Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.

- Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm : Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Thương mại điện tử căn bản…

- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính,

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án…

- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý-Kinh doanh.

4. Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng thực hành cơ bản của ngành Quản trị kinh doanh gồm:

4.1. Kỹ năng cứng

    - Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề QTKD;

- Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông quản trị kinh doanh;

- Kỹ năng quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và thẩm định cặp sản phẩm/ thị trường các dự án kinh doanh;  

- Kỹ năng hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp QTKD của doanh nghiệp.

4.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp tốt;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team Work);

- Kỹ năng tin học : Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có khả năng tìm hiểu và sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản trị;

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Yêu cầu về thái độ

Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ như sau:

- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phấn đấu vươn lên trở thành nhà quản trị giỏi, hoàn thành tốt các trách nhiệm công dân;

- Có trách nhiệm đối với công việc, đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng mực;

- Có khả năng cập nhật, phát triển và vận dụng các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, sáng tạo, linh hoạt trong công việc.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

    Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp như sau:

6.1. Làm việc phù hợp và tốt  tại các bộ phận sau của doanh nghiệp

- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;

- Bộ phận quản trị dự án kinh doanh;

- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;

- Các bộ phận quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp;

- Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.

6.2. Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại;

- Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp khác;

- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề QTKD ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;

- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;

- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo

8.1. Trong nước

- Chương trình đào tạo các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo QĐ số 555/QĐ-ĐHTM ngày 16 tháng 8 năm  2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại

- Quy định công tác sinh viên trong Trường Đại học Thương mại ban hành kèm theo QĐ số 469.3/QĐ-TM-CTCT&SV ngày 09/8/2010 của Hiệu trưởng Trường đại học Thương mại

- Bộ chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-KTQD ngày 22/03/2010 của Hiệu Trưởng Trường Đại học  Kinh tế Quốc dân

- Tuyên bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế và QTKD (Đại học Thái Nguyên) ban hành kèm theo QĐ số 529/QĐ-ĐHKT ngày 21/6/2012 của Hiệu trường Trường Trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

8.2. Ngoài nước

- Chương trình đào tạo cử nhân QTKD, Đại học Latrobe (Úc)

- Chương trình đào tạo cử nhân QTKD, Đại học Northcentral (NCU), USA

- Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Pierre Mendes France Grenoble (Pháp)

-  Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Victoria Wellington, Newzealand

Chuẩn đầu ra đã được thông qua Hội đồng khoa ngày       tháng       năm 2014

HIỆU TRƯỞNG     CHỦ TỊCH HĐ KHOA
 

           
 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt:    Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh:    Business Administration

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức sau:

-  Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.

- Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Thương mại điện tử căn bản…

- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị sản xuất, Quản trị bán hàng, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án; Quản trị Marketing; Chiến lược kinh doanh quốc tế; Quản trị nhóm làm việc; Quản trị thương hiệu, Văn hóa kinh doanh

- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý- Kinh doanh.

4. Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng thực hành cơ bản của chuyên ngành Quản trị kinh doanh gồm:

4.1. Kỹ năng cứng

            - Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề quản trị kinh doanh;

- Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;

- Kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch tác nghiệp cơ bản của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông quản trị doanh nghiệp;

- Kỹ năng quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và thẩm định cặp sản phẩm/ thị trường các dự án kinh doanh của doanh nghiệp

- Kỹ năng hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

4.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp tốt;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm;

- Kỹ năng tin học : Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có khả năng tìm hiểu và sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản trị;

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Yêu cầu về thái độ

Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ như sau:

- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phấn đấu vươn lên trở thành nhà quản trị giỏi, hoàn thành tốt các trách nhiệm công dân;

- Có trách nhiệm đối với công việc, đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng mực;

- Có khả năng cập nhật, phát triển và vận dụng các kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại, sáng tạo, linh hoạt trong công việc.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

            Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp như sau:

6.1. Làm việc phù hợp và tốt  tại các bộ phận sau của doanh nghiệp

- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;

- Bộ phận quản trị dự án kinh doanh;

- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;

- Bộ phận quản trị bán hàng;

- Bộ phận quản trị cung ứng hàng hóa và dịch vụ thương mại;

- Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (Marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.

6.2. Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất;

- Các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ;

- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề quản trị kinh doanh ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;

- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;

- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo

8.1. Trong nước

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo QĐ số 555/QĐ-ĐHTM ngày 16/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại

- Bộ chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-KTQD ngày 22/03/2010 của Hiệu Trưởng Trường Đại học  Kinh tế Quốc dân

- Tuyên bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế và QTKD (Đại học Thái Nguyên) ban hành kèm theo QĐ số 529/QĐ-ĐHKT ngày 21/6/2012 của Hiệu trường Trường Trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

8.2.  Ngoài nước

- Chương trình đào tạo cử nhân QTKD, Đại học Latrobe (Úc);

- Chương trình đào tạo cử nhân QTKD, Đại học Northcentral (NCU), USA;

- Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Pierre Mendes France Grenoble (Pháp);

-  Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Victoria Wellington, Newzealand.

Chuẩn đầu ra đã được thông qua Hội đồng khoa ngày     tháng     năm 2017

 HIỆU TRƯỞNG                                                            CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA

 

                                                                                 

 CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt:    Quản trị kinh doanh tổng hợp

Tiếng Anh:    General Business Management

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức sau:

-  Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.

- Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm : Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Thương mại điện tử căn bản…

- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị chất lượng

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh tổng hợp bao gồm: Quản trị logictics kinh doanh, Quản trị dịch vụ, Quản trị sản xuất, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Quản trị bán hàng, Văn hoá kinh doanh…

- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý- Kinh doanh.

4. Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng thực hành cơ bản của chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp gồm:

4.1. Kỹ năng cứng  

    - Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề QTKD;

- Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;

- Kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch tác nghiệp cơ bản của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông quản trị doanh nghiệp;

- Kỹ năng quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp;

- Kỹ năng lập và thẩm định cặp sản phẩm/ thị trường các dự án kinh doanh; 

- Kỹ năng hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp sản xuất, bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

4.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp tốt;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team Work);

- Kỹ năng tin học : Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có khả năng tìm hiểu và sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản trị;

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Yêu cầu về thái độ

Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ như sau:

- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phấn đấu vươn lên trở thành nhà quản trị giỏi, hoàn thành tốt các trách nhiệm công dân;

- Có trách nhiệm đối với công việc, đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng mực;

- Có khả năng cập nhật, phát triển và vận dụng các kiến thức quản trị doanh nghiệp tổng hợp, sáng tạo, linh hoạt trong công việc.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

    Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp như sau:

6.1. Làm việc phù hợp và tốt  tại các bộ phận sau của doanh nghiệp

- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;

- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;

- Bộ phận quản trị sản xuất;

- Bộ phận quản trị bán hàng và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp;

- Bộ phận quản trị thương mại quốc tế;

- Bộ phận quản trị dự án;

- Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (Marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.

6.2. Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất;

- Các loại hình DNTM hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ;

- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề QTKD ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;

- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;

- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo

8.1. Trong nước

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

- Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo QĐ số 555/QĐ-ĐHTM ngày 16/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.

- Bộ chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-KTQD ngày 22/03/2010 của Hiệu Trưởng Trường Đại học  Kinh tế Quốc dân.

- Tuyên bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế và QTKD (Đại học Thái Nguyên) ban hành kèm theo QĐ số 529/QĐ-ĐHKT ngày 21/6/2012 của Hiệu trường Trường Trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

8.2. Nước ngoài

- Chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh, Đại học Latrobe (Úc)

- Chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh, Đại học Northcentral (NCU), USA

- Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Pierre Mendes France Grenoble (Pháp)

-  Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Victoria Wellington, Newzealand.

Chuẩn đầu ra đã được thông qua Hội đồng khoa ngày       tháng      năm 2014

HIỆU TRƯỞNG     CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA

                                                                                                            

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt:    Quản trị doanh nghiệp thương mại

Tiếng Anh:    Commercial Enterprise Management

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức sau:

-  Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.

- Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Thương mại điện tử căn bản…

- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị chất lượng dịch vụ

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị doanh nghiệp thương mại bao gồm: Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án; Marketing thương mại; Chiến lược kinh doanh quốc tế; Quản trị nhóm làm việc; Kinh tế doanh nghiệp thương mại, dịch vụ…

- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý- Kinh doanh.

4. Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng thực hành cơ bản của chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại gồm:

4.1. Kỹ năng cứng

    - Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp thương mại;

- Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại;

- Kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch tác nghiệp cơ bản của doanh nghiệp thương mại;

- Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp thương mại;

- Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông quản trị doanh nghiệp;

- Kỹ năng quản trị sự thay đổi của DNTM;

- Kỹ năng lập và thẩm định cặp sản phẩm/ thị trường các dự án kinh doanh của DNTM; 

- Kỹ năng hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp bán hàng và cung ứng dịch vụ của DNTM.

4.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng giao tiếp tốt;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team Work);

- Kỹ năng tin học : Sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, đồng thời có khả năng tìm hiểu và sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản trị;

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Yêu cầu về thái độ

Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ như sau:

- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phấn đấu vươn lên trở thành nhà quản trị giỏi, hoàn thành tốt các trách nhiệm công dân;

- Có trách nhiệm đối với công việc, đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng mực;

- Có khả năng cập nhật, phát triển và vận dụng các kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại, sáng tạo, linh hoạt trong công việc.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

    Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại bộ phận, doanh nghiệp như sau:

6.1. Làm việc phù hợp và tốt  tại các bộ phận sau của doanh nghiệp

- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;

- Bộ phận quản trị dự án kinh doanh;

- Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;

- Bộ phận quản trị bán hàng;

- Bộ phận quản trị cung ứng hàng hóa và dịch vụ thương mại;

- Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (Marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.

6.2. Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

- Các loại hình DNTM hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ;

- Các bộ phận quản trị và hoạt động thương mại ở các loại hình doanh nghiệp khác;

- Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề quản trị doanh nghiệp ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;

- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác;

- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo

8.1. Trong nước

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

- Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo QĐ số 555/QĐ-ĐHTM ngày 16/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại

- Bộ chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-KTQD ngày 22/03/2010 của Hiệu Trưởng Trường Đại học  Kinh tế Quốc dân

- Tuyên bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường Đại học kinh tế và QTKD (Đại học Thái Nguyên) ban hành kèm theo QĐ số 529/QĐ-ĐHKT ngày 21/6/2012 của Hiệu trường Trường Trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

8.2.  Ngoài nước

- Chương trình đào tạo cử nhân QTKD, Đại học Latrobe (Úc)

- Chương trình đào tạo cử nhân QTKD, Đại học Northcentral (NCU), USA

- Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Pierre Mendes France Grenoble (Pháp)

-  Chương trình đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Đại học Victoria Wellington, Newzealand

Chuẩn đầu ra đã được thông qua Hội đồng khoa ngày     tháng     năm 2014

HIỆU TRƯỞNG     CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA