Đề cương các học phần

Đề cương học phần Quản trị chiến lược toàn cầu

25/11/2015
Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

 

1. Tên học phần: Quản trị chiến lược toàn cầu

    Tên tiếng Anh: Global Strategic Management

2. Mã học phần: SMGM

3. Số tín chỉ: 3 (36,9)

     (để học được học phần này, người học phải dành ít nhất 90 giờ chuẩn bị cá nhân)

4. Điều kiện học phần

- Học phần tiên quyết:                                               Mã HP:

- Học phần học trước:                                             Mã HP:

- Học phần song hành:                                               Mã HP:

- Điều kiện khác:

5. Đánh giá

-  Điểm chuyên cần              : 10%

-  Điểm thực hành                 : 30%

-  Điểm thi hết học phần      : 60%

6. Thang điểm: 10 sau đó quy đổi sang thang điểm chữ

7. Cán bộ giảng dạy học phần:

7.1. CBGD cơ hữu:

1. TS Nguyễn Hoàng Việt

2. NCS Đỗ Thị Bình

3. Đào Lê Đức

4. Vũ Thị Thùy Linh

5. Ths Nguyễn Thị Uyên

6. Nguyễn Phương Linh

7.2. CBGD kiêm nhiệm thường xuyên:

7.3. CB thực tế báo cáo chuyên đề:

1. Ths Đặng Xuân Trường - Giám đốc Công ty may Thăng Long

2. TS Trần Diễm Hương – CEO Tổng Công ty thực phẩm Hà Nội

3. TS Lương Minh Huân - VCCI

8. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu chung: Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng về quản trị chiến lược của DN trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể:

+ Cung cấp những kiến thức căn bản của quản trị chiến lược gắn với đặc điểm các DN kinh doanh trên thị trường toàn cầu.

+ Cung cấp phương pháp và kỹ năng căn bản vận dụng các nguyên lý và kiến thức quản trị chiến lược toàn cầu trong thực tiễn kinh doanh.

9. Mô tả học phần

Học phần QTCLTC là học phần ngành cơ sở của ngành kinh doanh quốc tế (KDQT); bao gồm những nội dung kiến thức về các vấn đề liên quan đến quá trình toàn cầu hóa và hoạch định chiến lược toàn cầu như: Tổng quan về toàn cầu hóa, hoạch định chiến lược toàn cầu, hoạch định cấu trúc tổ chức toàn cầu, các vấn đề về liên minh minh chiến lược toàn cầu, sáp nhập và mua lại DN, đánh giá tính hấp dẫn của các quốc gia, các chiến lược xâm nhập thị trường. Ngoài ra, học phần còn cung cấp những kiến thức về quản trị chiến thuật trong thực thi chiến luợc toàn cầu như: quản trị marketing toàn cầu, quản trị vận hành toàn cầu, quản trị đổi mới và văn hóa toàn cầu, quản trị nguồn nhân lực toàn cầu, quản trị tài chính toàn cầu. Những vấn đề mới nổi của toàn cầu hóa và những xu hướng toàn cầu cũng được giới thiệu nhằm giúp cho sinh viên có một kiến thức tổng quát về quản trị chiến lược toàn cầu trong tương lai gần.

This unit of study gives students global strategic management knowledge and management conceptions, including issues involving the process of globalization and global strategy planning such as: The overview of globalization, planning a global strategy, planning a global organization, global strategic alliances, global mergers and acquisitions, assessing countries’ attractiveness, entry strategies. Moreover, this unit of study also gives students global managing knowledge in implementing a global strategy such as: global marketing, global operations, global innovation and cross-cultural management, global human resource management, global financial management. Emerging issues in globalization and global trends are also introduced to help students have a comprehensive knowledge about global strategic management in near future.

10. Tài liệu tham khảo

10.1. TLTK bắt buộc

[1]. Bộ môn Quản trị chiến lược; Tập bài giảng Quản trị chiến lược toàn cầu, ĐHTM

[2]. Philippe Lasserre (2008), Global Strategic Management, PALGRAVE MAC MILLAN Publisher, USA.

[3]. Cavusgil, Knight và Riesenberger (2008), International Business: Strategy, Management, and the New Realities, Pearson International Edition, USA.

[4]. Pankaj Ghemawat (2009), Tái hoạch định chiến lược toàn cầu, NXB Trẻ, HN.

 

10.2 TLTK khuyến khích

[5]. K. Mellahi, J. G. Frynas và P. Finlay (2005), Global Strategic Management, OXFORD University Press, USA.

[6]. T. L. Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây ôliu: Toàn cầu hóa là gì?, NXB Khoa học xã hội, VN.

[7]. T. L. Friedman (2005), Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21, NXB Trẻ, VN

Websites:

http://strategicmanagement.net/

www.internationalbusinessstrategies.com

www.saigontimes.com.vn/tbktsg

11. Đề cương chi tiết học phần

 

Nội dung

Tài liệu tham khảo

Số TLTK

Trang

Chương 1: Tổng quan về quản trị chiến lược toàn cầu

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Toàn cầu hóa

1.1.2. Chiến lược

1.1.3. Quản trị chiến lược

1.2. Khung hội nhập toàn cầu / thích ứng địa phương

1.2.1. Mô hình khung hội nhập toàn cầu / thích ứng địa phương

1.2.2. Phân tích khung hội nhập toàn cầu / thích ứng địa phương

1.3. Khái niệm và nội dung chiến lược toàn cầu

1.3.1. Khái niệm và bản chất chiến lược toàn cầu

1.3.2. Nội dung chiến lược toàn cầu

1.4. Mô hình và các giai đoạn quản trị chiến lược toàn cầu

1.4.1. Một số thuật ngữ cơ bản

1.4.2. Mô hình quản trị chiến lược tổng quát của DN

1.4.3. Các giai đoạn quản trị chiến lược toàn cầu của DN

[1]

[2]

[3]

[7]

6-19

8-26

41-54

6-32

Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh toàn cầu

2.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh toàn cầu

2.1.1. Bối cảnh chung

2.1.2. Một số xu thế mới

2.2. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa

2.2.1. Các nhân tố chính trị

2.2.2. Các nhân tố công nghệ

2.2.3. Các nhân tố văn hóa - xã hội

2.2.4. Các nhân tố cạnh tranh

2.3. Các nhân tố cản trở toàn cầu hóa

2.3.1. Các nhân tố văn hóa - xã hội

2.3.2. Các nhân tố kinh tế  - thương mại

2.3.3. Các nhân tố công nghệ

2.3.4. Các nhân tố luật pháp - chính trị

2.4. Đánh giá tính hấp dẫn của một thị trường quốc gia

3.4.1. Đánh giá các cơ hội thị trường

3.4.2. Đánh giá các cơ hội ngành kinh doanh

3.4.3. Đánh giá rủi ro quốc gia

[1]

[2]

[6]

[8]

 

 

20-34

29-41

32-48

11-40

Chương 3: Đánh giá mức độ sẵn sàng toàn cầu hóa của DN

3.1. Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu

3.1.1. Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu

3.1.2. Thuê ngoài (Outsourcing) và xu hướng dịch chuyển nguồn lực toàn cầu

3.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng toàn cầu hóa của DN

3.2.1. Đánh giá khả năng thích nghi của sản phẩm/dịch vụ

3.2.2. Đánh giá thị trường mục tiêu

3.2.3. Đánh giá tiềm năng ngành kinh doanh

3.2.4. Đánh giá các đối tác kinh doanh nước ngoài

[1]

[2]

[4]

[8]

 

35-46

45-56

12-31

16-48

Chương 4: Hoạch định chiến lược toàn cầu

4.1. Các loại hình chiến lược cạnh tranh toàn cầu

4.1.1. Chiến lược cạnh tranh bằng chi phí

4.1.2. Chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hóa

4.2. Hoạch định chiến lược toàn cầu

4.2.1. Đánh giá tham vọng toàn cầu

4.2.2. Định vị toàn cầu

4.2.3. Thiết lập hệ thống kinh doanh toàn cầu

4.2.4. Tổ chức toàn cầu

4.3. Các quyết định thâm nhập thị trường nước ngoài

4.3.1. Quyết định các mục tiêu thâm nhập

4.3.2. Quyết định phương thức thâm nhập

4.3.3. Quyết định thời điểm thâm nhập

[1]

[3]

[5]

 

47-58

82-95

45-52

Chương 5: Tổ chức thực thi và đánh giá chiến lược toàn cầu

5.1. Khái niệm và nội dung thực thi chiến lược toàn cầu

5.1.1. Khái niệm

5.1.2. Các  hoạt động quản trị thực thi chiến lược toàn cầu

5.2. Cấu trúc tổ chức thực thi chiến lược toàn cầu

5.2.1. Khái niệm và yêu cầu đối với cấu trúc tổ chức toàn cầu

5.2.2. Các loại hình cấu trúc tổ chức thực thi chiến lược toàn cầu

5.3. Quản trị marketing toàn cầu

5.3.1. Sự đồng nhất về nhu cầu của khách hàng toàn cầu

5.3.2. Định vị marketing toàn cầu

5.3.3. Thương hiệu toàn cầu

5.3.4. Quảng cáo toàn cầu

5.3.5. Định giá toàn cầu

5.3.6. Bán hàng toàn cầu

5.3.7. Phân phối toàn cầu

5.4. Quản trị nguồn nhân lực toàn cầu

5.4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực toàn cầu

5.4.2. Quản trị lao động biệt phái

5.4.3. Địa phương hóa nguồn nhân lực

5.4.4. Phát triển các kỹ năng làm việc toàn cầu

5.5. Quản trị văn hóa xuyên quốc gia

5.5.1. Văn hóa quốc gia

5.5.2. Các vấn đề trong quản trị văn hóa xuyên quốc gia

5.6. Khái niệm, quy trình  đánh giá chiến lược toàn cầu

5.6.1. Khái niệm, bản chất  của đánh giá chiến lược

5.6.2. Quy trình đánh giá chiến lược toàn cầu

5.6.3. Các tiêu chí đánh giá chiến lược toàn cầu

[1]

[2]

[3]

[5]

 

60-75

61-93

102-138

61-92

 

Phân bổ thời gian:

TT

Chương

Tổng số

(tiết)

thuyết

BT /

TL

1

Chương 1.

9

9

 

2

Chương 2.

6

6

 

3

Chương 3.

6

6

 

4

Chương 4.

6

9

 

5

Chương 5.

9

9

 

6

Thảo luận

 

 

9

(2 bài KT)

 

Tổng

45

36

9

 

 

 

Đề cương đã được thông qua Hội đồng khoa ngày      tháng      năm 2012

 

  CHỦ TỊCH HĐ KHOA                                                            TRƯỞNG BỘ MÔN

                                                                                                                      

 

 

 

  HIỆU TRƯỞNG

 Duyệt